Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bếp từ rất được ưa chuộng hiện nay. Bởi nó đã trở thành trợ thủ đắc lực trong quá trình nấu nướng của các bà nội trợ. Giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn. Vậy bản chất bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Có ưu nhược nhược điểm gì? Cùng Khonggianbep.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!  

Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bếp từ là một thiết bị nấu ăn thông minh chạy bằng điện. Khi bếp hoạt động, một dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt bếp. Tạo ra từ trường trong phạm vi vài mm trên mặt bếp. Từ trường này làm nóng nồi có đế nhiễm từ ở đáy để làm chín thức ăn. 

Cấu tạo của bếp từ 

– Thiết kế và hình dáng của bếp từ: Bếp từ có nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình vuông và hình tròn. Và bạn có thể chọn hình dạng bếp yêu thích của mình. Tùy theo loại bếp âm dương ảnh hưởng đến bề dày thành lò. Hầu hết chúng đều dày từ 7cm đến 25 cm. Và rất dễ lắp đặt nên bạn không phải lo lắng về điều này. 

– Mâm nhiệt: Mâm nhiệt hay còn gọi là cuộn cảm. Là bộ phận quan trọng cấu tạo nên bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, bền bỉ, an toàn cho quá trình sử dụng bếp từ. 

– Quạt làm mát: Quạt tản nhiệt bếp từ, quạt hút có vai trò làm mát. Giảm nhiệt cho các linh kiện bên trong bếp từ. Và làm cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Điều này bảo vệ các thành phần và đảm bảo rằng bếp từ của bạn hoạt động ổn định. 

– Bo mạch bếp từ: Bảng điều khiển đóng vai trò quan trọng quyết định hoạt động của toàn bộ bếp từ. Mạch điện bếp từ thực hiện nhiệm vụ cung cấp dòng điện tần số cao cho cuộn cảm của bếp từ. Bo mạch điện là bộ phận nhận lệnh trực tiếp của người dùng thông qua bảng điều khiển, các phím của bếp.

– Mặt kính bếp từ: Mặt kính đóng vai trò quan trọng trong bếp từ. Bảo vệ cả bản thân bếp và các linh kiện bên trong nó. Đồng thời giúp thẩm mỹ tổng thể căn bếp trở nên sang trọng, tinh tế. 

Mặt kính bảo vệ bếp và các linh kiện bên trong nó

Mặt kính bảo vệ bếp và các linh kiện bên trong nó

Nguyên lý hoạt động của bếp từ 

Nguyên lý hoạt động chính của bếp từ là làm nóng trực tiếp nồi với dòng Fuco. Khi được kết nối với điện, mạch dao động LC tạo ra một từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ ở trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ sẽ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó. Dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn.

Vì lý do này, nồi nấu phải được làm bằng chất liệu sắt từ, nồi thủy tinh. Hay sứ không dùng trực tiếp được trên bếp từ mà cần có thêm một mâm từ bên dưới. Nồi đun nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao và thất thoát nhiệt ít. 

Mạch bên trong sử dụng cầu chỉnh lưu AC-DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn cảm ứng. Và tất nhiên phải có MicroController để cài đặt và điều khiển các chế độ nấu. 

Nguyên lý hoạt động bếp từ là làm nóng trực tiếp nồi với dòng Fuco

Nguyên lý hoạt động bếp từ là làm nóng trực tiếp nồi với dòng Fuco

Xem thêm 

Cách làm thịt lợn phơi một nắng thơm ngon hết sẩy 

Bếp từ loại nào tốt? Nên mua bếp từ thương hiệu nào? 

Ưu nhược nhược điểm của bếp từ

Dưới đây là ưu nhược điểm của bếp từ: 

Ưu điểm của bếp từ 

– Bếp điện từ rất tiết kiệm điện năng: Bếp từ áp dụng cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi. Nên hiệu suất đun nấu có thể đạt tới 90%. Giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng cho gia đình bạn cũng như năng lượng tiêu thụ. Bếp từ không thoát nhiệt, hoạt động không dùng lửa. Vì vậy, nó không sinh nhiệt tạo ra hơi nóng khi dùng để đun nấu. Bạn có thể vừa nấu vừa bật quạt mà không lo bếp nóng lên.

– An toàn tuyệt đối cho người dùng: Bếp từ không thải ra các khí độc hại như CO2 hay tia bức xạ. Nên bạn yên tâm sử dụng mà không lo gây hại cho sức khỏe.

– Tính thẩm mỹ cao: Bếp từ rất dễ vệ sinh vì mặt bếp không bám bẩn và có thể vệ sinh ngay sau khi nấu. Bếp không chỉ dùng để đun nấu mà tạo nên không gian bếp sang trọng hơn. 

– Tính ưu việt: Bếp từ được trang bị các tính năng như hẹn giờ, khóa phím, chức năng cảnh báo nhiệt. Và tự ngắt khi không có nồi. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Điều này giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. 

Nhược điểm của bếp từ 

– Với bếp từ, bạn chỉ sử dụng một loại nồi duy nhất đáy nhiễm từ để có thể nấu nướng. 

– Ngoài ngân sách đầu tư chi trả cho bếp, Bạn phải đầu tư thêm một khoản mua sắm bộ xoong nồi cho bếp làm tăng chi phí. 

– Không sử dụng bếp từ nếu bất kỳ ai trong gia đình bạn sử dụng các thiết bị y tế điện tử như máy trợ to. Từ trường trong bếp không tốt cho các thiết bị này. 

Ưu nhược điểm của bếp từ

Ưu nhược điểm của bếp từ

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Có ưu nhược nhược điểm gì? Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin về bếp từ. Mong rằng bạn có thể dễ dàng lựa chọn thiết bị phù hợp với gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862868096