[Hot] Ăn gì trị chóng mặt – Giúp điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn

[Hot] Ăn gì trị chóng mặt - Giúp điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn

Chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, khó đứng vững là những triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan như rối loạn tiền đình, thiếu máu, đột quỵ, hạ đường huyết… Chóng mặt không quá nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng việc làm, sinh hoạt. Và gia tăng nguy cơ tai nạn khi cơ thể bị mất thăng bằng và té ngã. Cùng khonggianbep tìm hiểu ăn gì trị chóng mặt ngay nhé.

[Hot] Ăn gì trị chóng mặt - Giúp điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn

[Hot] Ăn gì trị chóng mặt – Giúp điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt (Vertigo) là tình trạng mất thăng bằng. Khiến bản thân có cảm giác đang bị xoay vòng vòng, hoặc thế giới xung quanh bạn đang quay cuồng. Làm bạn có nguy cơ té ngã. Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Người hay bị chóng mặt có thể mắc các bệnh như: sỏi lạc chỗ trong tai, nhiễm trùng tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, ứ dịch mê nhĩ…Hiện nay, đã có thống kê chóng mặt chiếm từ 5-6% lượt khám bác sĩ. Tình trạng chóng mặt có thể gặp mọi lứa tuổi. Nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. 

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là gì?

Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?

Nguyên nhân chóng mặt ngoại biên

– Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV): Bệnh xảy ra khi xuất hiện khi các hạt Canxi nhỏ di chuyển lạc chỗ trong các ống bán khuyên của tai trong hay còn gọi là sỏi lạc chỗ trong tai. Mặc dù chóng mặt kịch phát tư thế lành tính có thể gây khó chịu. Nhưng nó hiếm khi nghiêm trọng, ngoại trừ chấn thương do té ngã. Các triệu chứng phổ biến của chóng mặt lành tính do tư thế là: chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn ói.

– Bệnh Meniere (ứ nước mê nhĩ): là tình trạng rối loạn xuất hiện ở tai trong do ứ dịch và thay đổi áp lực trong hệ thống tiền đình của tai. Xuất hiện cơn chóng mặt kèm theo ù tai và giảm thính lực.

– Viêm thần kinh tiền đình: bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong làm cho dây thần kinh tiền đình bị tổn thương sau khi nhiễm virus. Với bệnh này có thể gây chóng mặt dữ dội, liên tục, có khi bệnh nhân phải nhập viện.

– U dây thần kinh số VIII: Các triệu chứng ban đầu của u dây thần kinh tiền đình ốc tai thường là suy giảm thính giác và quá trình này diễn ra chậm. Ngoài ra, triệu chứng phổ biến khác có thể xảy ra là cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai.

Nguyên nhân chóng mặt trung ương

– Migraine tiền đình: Bệnh này còn được gọi với một vài tên khác như: “đau nửa đầu” kèm với triệu chứng chóng mặt. Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn một hình thành hai hình, tê buốt da đầu. Theo khảo sát, trên thế giới tỉ lệ lưu hành bệnh đau nửa đầu chiếm khoảng 15% ở phụ nữ và 5% ở nam giới. Có khoảng 12% dân số mắc bệnh này.

– Đa xơ cứng: Đây là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút. Kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Người mắc bệnh đa xơ cứng sẽ có các triệu chứng là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, yếu cơ, nói lắp, chuột rút…

– Đột quỵ: Triệu chứng phổ biến của bệnh đột quỵ là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, thị lực giảm, cơ thể mệt mỏi, cử động khó, khó phát âm, tê cứng bộ phận cơ thể.

– U não: Các khối u trong não hình thành và phát triển sẽ khiến triệu chứng chóng mặt xảy ra thường xuyên và nặng hơn. Nguyên nhân do khối u xâm lấn dẫn tới sự phối hợp không đồng bộ với chuyển động của cơ thể. Gây tăng tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng.

Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?

Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?

>> Xem thêm Những điều cần biết và ăn gì trị chảy máu cam hiệu quả tại đây. 

Những món ăn giúp hỗ trợ điều trị chóng mặt

Cháo tiểu mạch, long nhãn

Tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g, gạo nếp 100g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho các thứ còn lại vào. Thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào khuấy đều, ăn nóng. Mỗi ngày 2-3 lần. 

Một đợt điều trị 4-5 ngày. Công hiệu: bổ thận bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.

Cháo cá trê, đậu đen

Cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, vỏ quýt khô 1 miếng, muối, hành tím, mùi, tiêu bột đủ dùng, gạo nếp 20g. Cá trê đem làm sạch, rửa hết máu. Đậu đen ngâm qua đêm cho nở; trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp vỏ trắng. Rửa lại lần nữa để ráo. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cùng cá trê, trần bì, 1 thìa cà phê muối. Đổ nước vừa đủ để nấu cháo, đun to lửa cho sôi. Sau đun nhỏ lửa đến khi gạo nếp và đậu nở nhừ, nêm thêm muối, đường, hành tím đã nướng chín và bóc vỏ sạch. Nấu thêm độ 10 phút nữa, cháo vừa ăn là được.

Múc cháo ra bát, cho rau mùi, tiêu, ăn nóng. Công hiệu: bồi bổ cơ thể nhất là gan và thận, chữa người bị tỳ thận suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tay chân mỏi nhừ, ù tai, tinh thần suy nhược. Đàn ông bị di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Canh cá chim

Cá chim 500g, gừng, hành, bột ngọt, muối, rượu vừa đủ. Mổ cá rửa sạch cho vào nồi, cho rượu, gừng, hành thái đoạn, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi. Sau chuyển đun nhỏ lửa nấu tới chín nhừ, cho bột ngọt, gia vị là được. Ăn cá uống canh. Công hiệu: bổ huyết kiện tỳ, chữa tỳ vị hư nhược, váng đầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn ít, khó tiêu.

Canh cá trắm nấu bí xanh

Cá trắm 250g, bí xanh 300-500g, dầu thực vật, muối vừa đủ. Cá đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, rán cá. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với cá, đổ nước vừa đủ hầm 3-4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày. Công hiệu: bình an trừ phong, lợi tiểu thanh nhiệt. Trị các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, viêm thận, thủy thũng.

Canh thịt dê

Thịt nạc dê 300g, đương quy 20g, gừng 12g. Thịt dê thái miếng vừa ăn; đương quy rửa sạch bụi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho thịt dê, đương quy, gừng vào, đặt nồi lên bếp nấu cho sôi. Sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi để trong 2 giờ rồi nêm muối cho vừa ăn.

Múc nước canh uống nóng trước khi ăn cơm. Công hiệu: dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ trung, ích khí, làm ấm người. Thích hợp với người bị dương suy, thân hư, phụ nữ cơ thể yếu sau khi sinh đẻ mất máu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, thống kinh, kinh nguyệt không đều.

Những món ăn giúp hỗ trợ điều trị chóng mặt

Những món ăn giúp hỗ trợ điều trị chóng mặt

>> Xem thêm Ăn gì trị dạ dày? Những món ăn hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tốt và hiệu quả tại đây. 

Nếu chẳng may bất ngờ gặp cơn chóng mặt thì bạn cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế có thể bám trụ tránh té ngã. Sau đó, bạn cần ngồi hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi. Khonggianbep.net hy vọng bài viết vềhữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862868096