Lưu ý khi thiết kế nhà bếp phù hợp, phong thủy cho ngôi nhà 

lưu ý khi thiết kế nhà bếp

Thiết kế nhà bếp không hề đơn giản. Cần đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng cũng như phong thủy của gia đình. Giúp gia đình may mắn, thịnh vượng. Cùng Khonggianbep tìm hiểu những lưu ý khi thiết kế nhà bếp để thiết kế không gian bếp phù hợp nhất.

lưu ý khi thiết kế nhà bếp

lưu ý khi thiết kế nhà bếp

Lựa chọn thiết kế nhà bếp theo phong cách, bố cục  

Trong mỗi căn nhà, phòng bếp là nơi ấm cúng thể hiện sự hạnh phúc của gia đình. Vì thế khi thiết kế nhà bếp còn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp. Để gia đình hạnh phúc, đầm ấm. 

Lựa chọn phong cách thiết kế nhà bếp  

Phong cách hiện đại: Mang phương hướng của cuộc sống hiện đại. Các vật dụng trong nhà bếp thường được thiết kế đơn giản. Tập chung chủ yếu vào tính năng sử dụng. Đem đến sự tối giản, thuận tiện sử dụng. 

Phong cách cổ điển và tân cổ điển: Nổi bật với những hoa văn cầu kỳ, những chiếc đèn chùm tinh tế. Nhà bếp thiết kế theo phong cách cổ điển thể hiện sự sang trọng, ấm cúng. 

Phong cách Bắc Âu: Nổi bật với gam màu trắng hiện đại. Thiết kế tuy đơn giản nhưng không hết đi vẻ sang trọng của không gian nhà bếp. 

Phong cách tối giản: Loại bỏ những dụng cụ, nội thất không cần thiết trong nhà bếp. Nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và sự tinh tế của ngôi nhà. 

lựa chọn phong cách thiết kế nhà bếp 

lựa chọn phong cách thiết kế nhà bếp 

Lựa chọn bố cục thiết kế nhà bếp 

Nhà bếp kiểu chữ I: Phù hợp với những ngôi nhà có không gian bếp nhỏ. Bồn rửa bát đặt giữ tủ lạnh và bếp nấu. Giúp hạn chế việc di chuyển. Tủ bếp nên được làm dạng trượt hoặc cánh giúp tiết kiệm diện tích, thuận tiện sử dụng. 

Nhà bếp kiểu chữ L: Phù hợp với nhiều không gian bếp chung cư, nhà phố…Kệ và tủ bếp trên kết cấu nối liền góc 90 độ khiến không gian rộng rãi hơn. 

Nhà bếp kiểu chữ U: Phù hợp với ngôi nhà có diện tích không gian bếp tương đối lớn. Kệ tủ, tủ lạnh và bồn rửa bát đặt theo dòng chảy tam giác. Tạo khoảng cách, tiện lợi trong việc sử dụng. 

Nhà bếp kiểu song song: Nhà bếp thiết kế theo kiểu song song giúp giảm thiểu khoảng cách giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Tủ bếp, tủ lạnh, bồn rửa bát và bếp nấu được bố trí ở 2 bên tường có một lối đi ở giữa. 

lựa chọn bố cục thiết kế nhà bếp

lựa chọn bố cục thiết kế nhà bếp 

Lưu ý khi thiết kế nhà bếp về mặt kiến trúc 

Lựa chọn phong cách thiết kế bếp phù hợp rất quan trọng. Nhưng cũng cần những lưu ý thiết kế nhà bếp về mặt kiến trúc sau.

>> xem thêm

Bố trí bếp dưới cầu thang ưu điểm – nhược điểm? Cách bố trí?

Cách bố trí bếp chữ L đơn giản, hợp phong thủy thu hút tài lộc!

Thiết kế nguyên tắc tam giác vàng 

Tam giác hoạt động thể hiện cho ba điểm hay di chuyển nhiều nhất trong không gian bếp. Cần sắp xếp sao cho việc di chuyển giữa các vị trí thuận tiện, dễ dàng nhất. Giúp việc thao tác nấu ăn tiện lợi và dọn dẹp cùng dễ dàng hợp. 

Vị trí góc tam gia đầu có thể bố trí bếp nấu, vị trí thứ hai là bàn ăn và vị trí góc cuối cùng là bồn rửa bát. Việc bố trí theo tam giác hoạt động trở nên dễ dàng. Phù hợp với nhà cấp 4, biệt thự, chung cư…

Bố trí thiết bị gia dụng 

– Khoảng cách giữa bếp nấu và chậu rửa bát tối thiểu 60cm. Khoảng cách giữa 2 bếp nấu tối thiểu 30cm.

– Không sắp xếp bếp dưới cửa sổ, gần cửa lớn. 

– Tránh đặt các thiết bị gia dụng ở trong góc. 

– Thiết kế tủ đựng bát, đồ dễ mở, dễ sử dụng. 

– Nên đặt chậu rửa bát dưới cửa sổ để lấy ánh sáng.

– Thiết kế quạt thông gia cao hơn mặt bếp tối thiểu 75cm. Giúp không gian bếp thoáng mát. 

– Đảm bảo ổ điện cách mặt bếp tối thiểu 15cm. 

– Sắp xếp lò nướng, dao, thớt… ở vị trí cố định.

Lưu ý về ánh sáng trong nhà bếp 

Ánh sáng tự nhiên luôn có vai trò quan trọng. Vì vậy khi thiết kế nhà bếp cần chú ý đến những nguồn sáng chiếu vào. Thiết kế cửa sổ, ô cửa đón ánh sáng. Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng cho nhà bếp. Đèn chiếu sáng ngay dưới tủ bếp đảm bảo nhu cầu nấu ăn. 

Bên cạnh ánh sáng, thông gió cũng là vấn đề cần lưu ý. Giúp không gian bếp trong lành, thoáng mát. Thiết kế cửa sổ, ô thoáng hoặc quạt thông gió, máy hút mùi trong nhà bếp. 

lưu ý khi thiết kế nhà bếp về kiến trúc 

lưu ý khi thiết kế nhà bếp về kiến trúc 

Tận dụng không gian trống

Việc tận dụng những không gian trống thành nơi để đồ. Giúp tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc. Không gian bếp trở nên gọn gàng, thoáng mát. Thiết kế tủ để cao sát trần để đồ chống bụi bẩn. 

Nhà bếp an toàn – vệ sinh 

Nhà bếp luôn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm như hở gas gây hỏa hoạn… Vì vậy việc đảm bảo an toàn nhà bếp là yếu tố hàng đầu. Bên cạnh đó đây còn là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn cho gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh cũng vô cùng quan trọng. 

– Độ cao trần bếp tối thiểu trên 3m. Giúp không gian bếp thoáng mát, thoát mùi tối ưu. 

– Trần bếp nên được sơn bằng sơn bóng. Việc vệ sinh trở nên dễ dàng khi lau chùi và tăng tính thẩm mỹ cho bếp. 

– Bàn ăn và bàn bếp nên lựa chọn những chất liệu dễ vệ sinh và có khả năng chống cháy. 

– Đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên và thông gió.

– Hệ thống chiếu sáng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và nấu ăn. 

– Sàn nhà đảm bảo tránh trơn trượt cũng như dễ dàng vệ sinh. 

– Lựa chọn khu vực để rác phù hợp, đảm bảo vệ sinh. 

Lưu ý khi thiết kế nhà bếp về mặt phong thủy

Phong thủy cũng là điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế nhà bếp. Bởi nhà bếp hợp phong thủy sẽ đem lại may mắn, vượng khí cho gia đình. 

lưu ý khi thiết kế nhà bếp về mặt phong thủy  

lưu ý khi thiết kế nhà bếp về mặt phong thủy  

Hướng của nhà bếp 

Hướng của nhà bếp cũng quan trọng như hướng của phòng khách, phòng ngủ. Bởi đây là nơi giữ lửa hạnh phúc, may mắn của gia đình. Những hướng tốt nên đặt nhà bếp theo phong thủy, thường là: Đông Bắc, Nam và chính Tây. Không nên đặt bếp mà người nấu quay lưng lại với ngôi nhà. Có thể tham khảo hướng bếp theo mệnh của gia chủ. 

Nên đặt lưng bếp hướng ra cửa. Tránh để cửa chính hướng thẳng vào nhà bếp, dễ hao tán của cải. Không đặt bếp ở cửa sổ bởi sẽ ảnh hưởng đến hòa khí gia đình. Không nên đặt bếp ở cạnh hay đối diện những vị trí có nước. Như nhà vệ sinh, hồ nước bởi Hỏa tương khác Thủy. 

Phong thủy của cửa bếp 

Cửa nhà bếp vừa quyết tịnh phong thủy căn bếp vừa quyết định thẩm mỹ căn nhà. Chất liệu cửa bếp nên lựa theo mệnh của gia chủ. 

– Mệnh Kim nên chọn cửa bếp có màu trắng, ghi, nâu hoặc vàng kết hợp với chất liệu nhôm, sắt, inox đem lại vượng khí

– Mệnh Mộc phù hợp với màu xanh lá, đen, xanh dương. Chất liệu cửa nên chọn làm bằng gỗ hoặc tre. 

– Mệnh Thủy cửa bếp nên là màu đen, xanh dương, ghi hoặc trắng. Chất liệu cửa làm bằng kim loại, gỗ, thủy tinh. 

– Mệnh Hỏa nên chọn màu đỏ, tím, cam, hồng hoặc xanh lá. Cửa bếp nên làm từ gỗ sẽ đem lại sự sung túc. 

– Mệnh Thổ của bếp nên có màu vàng, nâu, đỏ, cam. Chất liệu nên được làm từ gỗ giúp gia tăng may mắn, tài lộc. 

Nội thất nhà bếp theo phong thủy 

Bếp nấu – Bồn rửa bát: Bếp nấu ăn thuộc hệ Hỏa còn bồn rửa bát thuộc hệ thủy, Thủy khắc Hỏa nên cần cân nhắc khi sắp xếp. Nên sắp xếp bếp và bồn rửa xa nhau, tránh điều xấu cho gia đình. Nếu bắt buộc phải để gần nhau thì nên cách nhau ít nhất 60cm. 

Tủ lạnh: Là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình.Tủ lạnh thuộc Kim nên vị trí tốt nhất là bếp. Bởi Hỏa cần Kim để cân bằng. Nên đặt tủ lạnh theo hướng Bắc hoặc Đông Nam để gia đình gia tăng sức khỏe. 

Hũ gạo: Trong những gia đình phương Đông thì hũ gạo là vật không thể thiếu trong gian bếp. Hũ gạo nên đặt hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, nên kê hũ gạo nên cao để tránh ấm.

nội thất nhà bếp theo phong thủy

nội thất nhà bếp theo phong thủy  

Trên là những lưu ý khi thiết kế nhà bếp chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862868096