Cách dạy con hư trở nên ngoan ngoãn. Dạy con không đòn roi

Cách dạy con hư 

Giáo dục con cái là việc không hề đơn giản. Nuôi dạy con hư trở nên ngoan ngoãn lại càng khó hơn đối với cha mẹ. Cùng khonggianbep tìm hiểu bài biết để có cách dạy con hư đúng cách. 

Cách dạy con hư 

Cách dạy con hư 

Lý do con trở nên hư hỏng 

Con cái trở nên hư hỏng có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể dẫn đến một đứa trẻ hư. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân sau để có cách nuôi dạy trẻ tốt nhất. 

Thiếu sự quan tâm từ cha mẹ 

Thiếu sự quan tâm của cha mẹ chính là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ trở nên hư hỏng. Con cái luôn mong muốn được chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống với cha mẹ. Cảm xúc trẻ sẽ dần trở nên tiêu cực nếu gặp phải những tác động xấu. Tất cả đều dễ dàng khiến trẻ trở nên hư hỏng nếu không được quan tâm, lắng nghe. 

Cha mẹ quá nghiêm khắc với con 

Cha mẹ luôn sợ con trở nên hư hỏng, ham chơi nên có thể quan tâm quá mức hoặc quá nghiêm khắc với trẻ. Tuy nhiên quá nghiêm khắc cũng là chính là nguyên nhân dẫn đến việc con cái hư hỏng. Những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên luôn muốn tự lập, chủ động trong cuộc sống cá nhân. Vì vậy nếu bố mẹ quan tâm quá mức khiến trẻ cảm thấy bị quản thúc, gò bó, khó chịu.  Từ đó trẻ sẽ tìm cách thoát khỏi vòng tay bố mẹ dẫn đến tâm lý nổi loạn trở nên hư hỏng. 

Cha mẹ quá nuông chiều con cái 

Yêu thương chiều chuộng con cái là tâm lý dễ hiểu ở các bậc làm cha mẹ. Nhưng việc nuông chiều con cái quá mức sẽ dẫn tới tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu tính tự lập, muốn gì được ý. 

Việc nuông chiều, dỗ dành con cái bằng cách cho con sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm. Cũng khiến con trở nên hư hỏng, khi tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực, nội dung sai trái. Tâm lý trẻ có thể bị ảnh hưởng, thao túng qua các nội dung rác trên mạng.  

Cha mẹ quá nuông chiều con cái 

Cha mẹ quá nuông chiều con cái 

Ảnh hưởng từ môi trường sống 

Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, cuộc sống của trẻ. Con cái trở nên hư hỏng minh chứng cho sự giáo dục thất bại của cha mẹ. Con cái chính là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ, cha mẹ chính là tấm gương để con cái học tập. Nếu một đứa trẻ sống trong gia đình chỉ có đòn roi, chửi mình thì tâm lý, suy nghĩ trẻ cũng chỉ có đòn roi và chửi mắng. Trở nên hư hỏng là một điều dễ hiểu. 

Trong môi trường sống của trẻ không chỉ có cha mẹ mà còn có bạn bè. Tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng từ bạn bè của chúng. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến những mối quan hệ, bạn bè xung quanh con mình. 

Ảnh hưởng từ môi trường sống 

Ảnh hưởng từ môi trường sống 

Nhiều cha mẹ giáo dục con qua việc so sánh con với những người bạn tốt hơn. Tuy nhiên phương pháp giáo dục này có thể nảy sinh tâm lý tiêu cực ở trẻ. Khiến trẻ cảm thấy bản thân thất bại, không bằng các bạn. Trở nên buông xuôi, nổi loạn để có sự công nhận của cha mẹ. 

Tâm lý con bị tổn thương 

Những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng có thể do những ảnh hưởng tâm lý. Tâm lý có ảnh hưởng đến mỗi hành vi của con người. Nếu trẻ có suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực, hư hỏng. Và các ảnh hưởng tâm lý của trẻ có thể đến từ rất nhiều mặt. Bạn bè, cha mẹ, ngoại hình, thầy cô… đều ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. 

>> Xem thêm Ý nghĩa dạy con tự lập. Các cách để con trở nên tự lập tại đây. 

Dấu hiệu cho thấy trẻ hư 

– Những đứa trẻ thường nổi cáu, hành động mất kiểm soát khi không được như ý. Trẻ thường khóc, có những hành động hung dữ, bực bội. Từ những hành động đó khiến cha mẹ làm theo ý muốn của trẻ.  

– Trẻ dễ dàng hành động thiếu tôn trọng, tự phụ, ngang hàng với cha mẹ. Khi cha mẹ không thiết lập ranh giới rõ ràng giữa cha mẹ và con trẻ. Trẻ không thấy sợ cha mẹ, thậm chí con nghĩ mình cũng như cha mẹ thậm chí là có quyền hơn. 

– Cha mẹ luôn bảo vệ con và bảo toàn lợi ích của con khi con gặp phải những chỉ trích. Từ những hành động của cha mẹ dẫn đến việc trẻ có thể không có trách nhiệm trong mọi vấn đề. Chúng cho rằng mình luôn đúng, không cần tôn trọng mọi người. 

– Thiếu tôn trọng mọi người, không nói lời “cảm ơn” “xin lỗi”. Nói trống không với mọi người.

– Không sợ hãi khi cha mẹ quát mắng hay giận dữ, bất cần chỉ bình thản lắng nghe. Cha mẹ cần chú ý vì suy nghĩ của trẻ đang trở nên tiêu cực. 

Dấu hiệu cho thấy trẻ hư 

Dấu hiệu cho thấy trẻ hư 

Cha mẹ cần học cách 

Trước khi tìm cách dạy dỗ con cái trở nên ngoan ngoãn. Cha mẹ cũng cần nhìn lại bản thân, học những điều sau đây để có thể dạy con một cách tốt nhất. 

Kiên nhẫn 

Kiên nhẫn là việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi giáo dục con hư. Khi con có những hành động, câu nói không đúng dù có tức giận đến đâu cha mẹ cũng cần kiềm chế. Không quát mắng hay có những hành động đòn roi với con. Nếu cha mẹ không kiềm chế được cơn giận của mình mà dẫn đến những hành động không đúng sẽ càng khiến trẻ trở nên chống đối, hư hỏng. 

Kiên nhẫn 

Kiên nhẫn 

Phớt lờ con 

Trẻ có thể hư hỏng, nghịch phá khi chúng muốn mình trở thành tâm điểm chú ý. Điều cha mẹ cần làm đó là phớt lờ trẻ. Trẻ sẽ chấm dứt những hành động ăn vạ, mè nheo, nghịch phá khi thấy cha mẹ không có phản ứng gì. Tuy nhiên phớt lờ không có nghĩa là bỏ qua. Cha mẹ cũng cần trao đổi, giải thích với con về hành động của trẻ. Giúp trẻ hiểu và không tái phạm. 

Giải thích 

Cha mẹ nên học cách giải thích các vấn đề với con. Cha mẹ không nên nói không với những hành động, mong muốn sai của con. Mà còn cần giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao con không nên làm vậy. Trẻ cần hiểu lý do chứ không phải là những lời từ chối “không”.

Giải thích 

Giải thích 

Khen thưởng 

Khi trẻ ngoan ngoan thì trẻ cần những lời khen hơn nữa là những món quà. Những lời khen đơn giản từ cha mẹ, mọi người xung quanh có thể giúp trẻ tự tin hơn. Tuy nhiên khen cũng đi đôi với những hình phạt rõ ràng, phù hợp khi trẻ mắc lỗi. Giúp trẻ tự kiểm điểm bản thân có những cư xử đúng mực. 

Cách dạy con hư 

Quan tâm con đúng mực 

Quan tâm quá mức hay thờ ơ với trẻ đều dẫn trẻ đến những hành vi tâm lí tiêu cực. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm đúng mực, khéo léo để con cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ. Cha mẹ nên giúp con trở nên tự tin, độc lập, nuông chiều một cách đúng đắn. 

Lắng nghe và quan sát trẻ

Mỗi giai đoạn trong cuộc đời con trẻ đều cần được lắng nghe, chia sẻ. Từ những hành động quan tâm nhẹ nhàng, lắng nghe đưa ra giải pháp cho con. Tình cảm cha mẹ và con cái sẽ gần gũi, cha mẹ cũng có thể kịp điều chỉnh, định hướng tâm lý của trẻ khi có những bất ổn. 

Cha mẹ cần là tấm gương cho con cái 

Trẻ con luôn bắt chước người lớn trong mọi việc, đó là bản năng của mỗi người. Vì vậy mà con cái luôn bắt chước cha mẹ trong mọi hành động, cử chỉ, thói quen. Cha mẹ cần là tấm gương tốt đẹp để trẻ học theo suốt cuộc đời. 

Môi trường sống lành mạnh

Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tính cách mỗi đứa trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến môi trường xung quanh bé, bạn bè của con, Giúp con điều chỉnh sai lầm khi có những suy nghĩ tiêu cực, tạo cho con môi trường lành mạnh phát triển.  

>> Xem thêm Cách dạy con gái tốt nhất. Cách dạy con cha mẹ cần biết tại đây. 

Dạy con không bao giờ là dễ. Nó là một hình trình khó khăn cũng đầy thú vị giúp con trở thành một người có ích cho xã hội. Hy vọng những cách dạy con hư trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0862868096